3 CƠ SỞ TÍNH TOÁN CHIỀU SÂU CHÔN MÓNG

Tính chiều sâu chôn móng dựa trên cơ sở nào và móng thì nên đào sâu bao nhiêu là vấn đề khó khăn với những ai chưa có kinh nghiệm trong thi công xây dựng. 

Bài viết hôm nay sẽ tiết lộ cho quý bạn đọc cách tính toán chiều sâu chôn móng phù hợp dựa theo các yếu tố ảnh hưởng. 

Chiều sâu chôn móng là gì?

Chiều sâu chôn móng là khoảng cách từ đáy móng đến mặt đất tự nhiên. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng và nền yêu cầu phải phẳng và nằm ngang không dốc. Mặt này được gọi là đáy móng.

Móng được liên kết với kết cấu chịu lực như cột, nền, tường và có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền.

>>Xem thêm:

5 mẹo kiểm tra chất lượng sơn nước từ chuyên gia

Chia sẻ thông tin dự án tháng 10 khu vực phía Bắc

Chia sẻ thông tin dự án tháng 10 khu vực phía Nam.

cơ sở tính toán độ sâu móng

Phân loại móng nhà cơ bản.

Đối với các công trình nhà dân dụng thì có 2 loại móng cơ bản là móng nông và móng sâu.

Móng nông là loại móng được thi công trên hố đào trần sau đó lấp đất lại. Độ sâu móng thường giao động từ 1,5 – 3m. 

Một số loại móng nông thường gặp: Móng đơn (móng đơn đúng tâm, móng đơn lệch tâm, móng chân vịt), móng băng (móng băng dưới tường, móng băng dưới cột – móng băng một phương hay móng băng giao thoa), móng bè.

Móng sâu là loại móng mà khi thi công không cần đào hố móng hoặc chỉ đào một phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu như trong thiết kế. Loại móng này thường được dùng cho các công trình có tải trọng lớn như những ngôi nhà 8 tầng trở lên.

Các loại móng sâu thường gặp: móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép….

3 cơ sở tính toán chiều sâu móng

Thứ nhất, tính chiều sâu chôn móng dựa trên tính chất, đặc điểm, cấu tạo của công trình

Đối với những công trình nhà dân dụng dưới 6 tầng thì chúng ta chỉ cần sử dụng móng đơn hoặc móng băng để tiết kiệm chi phí thi công móng. 

Đối với công trình nhà chỉ khoảng 1, 2 tầng thì chỉ cần sử dụng móng đơn

Những công trình 3 đến 5 tầng nên sử dụng móng bằng. 

Những công trình diện tích rộng trên 300m2 thì nên sử dụng móng băng để đảm bảo được nền móng an toàn. Diện tích móng phụ thuộc vào diện tích công trình.

Ngược lại, nếu công trình có diện tích lớn với quy mô từ 7 tầng trở lên thì phải sử dụng móng sâu (ép cọc) hay cọc khoan nhồi để đảm bảo chịu được tải trọng của công trình. 

Đối với một số công trình như nhà sàn hay nhà rộng thì sẽ được xử lý móng theo các chân cột đóng sâu xuống nền đất chứ không sử dụng các loại móng thông thường. Đối với các công trình đặt xuống nền đất xây dựng bằng bê tông cốt thép đều cần phải sử dụng các phương án móng đã giới thiệu ở trên.

>>Xem thêm: 

Hướng dẫn tham gia đấu thầu trực tuyến trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Thứ hai, tính chiều sâu chôn móng dựa trên điều kiện địa chất của công trình

Điều kiện địa chất, nơi công trình được xây dựng là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sử dụng loại móng gì và chiều sâu chôn móng là bao nhiêu.

Với những công trình được xây dựng ở vùng đồi núi, nền đất dốc dễ bị sạt lở thì cần sử dụng loại móng sâu để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu công trình nằm trên mặt phẳng ở vùng đồi núi thì vẫn có thể dùng móng nông. 

Các loại địa hình bằng phẳng bình thường thì chọn móng nông. Địa hình ven biển nên chọn móng sâu. Giả sử công trình được xây ở sườn dốc thì phải đảm bảo nguyên tắc đáy móng nằm ngang.

Đối với những công trình nhỏ chỉ cần biết được đó là đất vườn bình thường, đất liền thổ hay đất feralit thì có thể sử dụng móng nông vì móng nông ứng dụng cho loại đất là các lớp đất sét (sét pha) ở trạng thái đỏ cứng đến cứng có bề dày đủ lớn (thường từ 5 – 7m) phân bố phía trên. Có nhiều loại móng nông được sử dụng với nền đất khác nhau, thường thì móng bè được sử dụng cho các loại đất yếu hơn.

Còn với các loại đất ruộng, đất cát hay đất bùn thì phải sử dụng các loại móng sâu. Có điều lưu ý là kể cả công trình nhỏ 1 tầng mà xây dựng trên những nền đất yếu như trên cũng phải sử dụng móng sâu để tránh gây ra các hiện tượng lún nghiêng sau quá trình sử dụng lâu dài. Để chắc chắn, chúng ta nên thuê những đơn vị khảo sát địa chất để có thể biết được tính chất và đặc điểm của các lớp đất, chỗ nào đất yếu chỗ nào đất cứng vì công trình lớn thường có diện tích móng lớn, từ đó mới có phương án móng phù hợp.

Một số đặc điểm và tính chất của các loại đất yếu

Thuộc loại nền đất yếu thường là đất sét lại có lẫn nhiều hữu cơ, sức chịu tải nhỏ (0.5 – 1kg/cm2).

 Đất có tính nén lún lớn (a > 0.1 cm2/kg). Độ sệt lớn (B > 1). Modun biến dạng bé (E < 50kg/cm2). Hệ số rỗng e lớn (e > 10)

Khả năng chống cắt bé và khả năng thấm nước bé. Hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước G > 0.8, dung trọng bé. 

Thứ 3 chiều sâu chôn móng dựa mực nước ngầm​

Điều kiện thủy văn là các mạch nước ngầm hoặc ao hồ trong khu vực xây dựng hoặc dưới nền đất thuộc diện tích móng. Ví dụ độ sâu của mạch nước, vị trí mạch nước ngầm hoặc xây nhà quá gần ao hồ đều liên quá đến việc lựa chọn phương án móng và độ sâu chôn.

==========================

XE NÂNG NGƯỜI LÂM TÙNG.

Website: https://www.lamtung.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/lamtung.vn/

Văn phòng giao dịch phía Bắc: KCN Phố Nối A – Trưng Trắc – Văn Lâm – Hưng Yên.

Văn phòng giao dịch phía Nam: Số 139/79, Ấp 5, Tổ 10, Xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *