Hệ thống điện trong xe nâng người là một bộ phận vô cùng quan. Việc kiểm tra bảo dưỡng bộ phận điện là vô cùng cần thiết và quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn kiểm tra hệ thống điện xe nâng người.
CHECKLIST CÔNG VIỆC CẦN KIỂM TRA TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
1- Kiểm tra dòng điện cấp nguồn, dây dẫn nguồn phải tốt, đảm bảo truyền dẫn điện tốt không bị hở (Nếu thấy các dây cấp nguồn không đảm bảo theo tiêu chuẩn cần phải thay thế ngay)
2- Kiểm tra ổ khóa nguồn chuyển chế độ điều khiển bên dưới và lên tay điều khiển cần phải chắc chắn, đảm bảo đúng với chế độ cần chuyển, không được để xoay hay mất chế độ
3- Kiểm tra các nguồn điện dẫn đến khóa nguồn phải đảm bảo tiêu chuẩn luôn luôn có điện, dây kết nối tốt, chắc chắn, các đầu cốt bấm không được lỏng.
4- Kiểm tra khóa nguồn (Dừng khẩn) đóng mở nguồn điện phải dễ dàng, các dây kết nối đến khóa nguồn (Dừng khẩn) phải đảm bảo truyền dẫn điện tốt, chắc chắn, không được lỏng.
5- Kiểm tra các công tắc điều khiển bên dưới phải đảm bảo hoạt động tốt, điều khiển nhẹ nhàng vận hành tốt, các dây kết nối đến công tắc phải đảm bảo dẫn điện tốt (Nếu thấy có hiện tượng không đảm bảo cần thay thế ngay)
6- Kiểm tra và đo điện đến các sen sơ điện đảm bảo dây dẫn tốt, truyền cấp điện đến các sen sơ điện tốt nhất (Nếu thấy bất thường cần kiểm tra kĩ để xử lý triệt để, và tìm ra nguyên nhân xuất phát từ đâu)
7- Kiểm tra các van điện từ (cuộn hút) van thủy lực
>>Xem thêm
Tìm hiểu về xe nâng người Trung Quốc Zoomlion
Hướng dẫn kiểm tra bộ phận thủy lực xe nâng người tự hành
MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỎNG HÓC THƯỜNG GẶP
Một số vấn đề thường gặp phải khi sử dụng van điện từ (Cuộn hút) mà chúng ta có thể gặp trong quá trình sử dụng van điện từ (Cuộn hút):
Hỏng cuộn hút điện từ do cháy
– Nguồn điện đi vào cuộn hút van điện từ có thông số điện áp,cường độ tăng giảm bất thường trong thời gian làm việc. Cần kiểm tra lại nguồn điện cấp vào van, nếu cần. nên lắp đặt thêm bộ nguồn, bộ ổn áp để điều chỉnh ổn định nguồn điện cấp vào.
– Mạch điện đấu vào cuộn hút không đúng. Nên kiểm tra lại sơ đồ mạch điện điều khiển và mạch điều khiển,nếu có sai sót phải đi dây lại cho cho đúng.
– Trong quá trình hoạt động của van điện từ thì trong hệ thống thường dễ xuất hiện chất cặn bẩn, những cặn bẩn này luôn là nguyên nhân gây nên hiện tượng kẹt van điện từ.
Do đó phải lắp thêm bộ lọc, hay pin lọc ở trước van điện từ nhằm lọc các cặn bẩn trước khi môi chất đi qua van.
Van điện từ khi hoạt động mở không hết hành trình
Khi gặp trường hợp này chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
– Đặc tính nguồn điện cấp vào không đúng với yêu cầu, phải kiểm tra lại đặc tính nguồn điện cấp vào.
– Điện áp cấp vào quá thấp dẫn đến việc van không đạt được lực điện từ đủ mạnh để mở hết hành trình,để khắc phục chúng ta cần điều chỉnh lại điện áp cấp vào.
– Có thể do cặn,bụi bẩn bám dính, làm cho Piston chuyển động không thể hết hành trình được. Cần kiểm tra lại và làm sạch hết các cặn bẩn, nếu cần thiết phải lắp đặt thêm phin lọc trước van điện từ để lọc bẩn.
– 1 Nguyên nhân nữa cần nhắc đến đó là cháy cuộn dây, nếu gặp phải nguyên nhân này thì chỉ có việc là thay lại cuộn coil điện từ khác.
– Có thể áp suất qua van chênh lệch quá lớn làm cho áp lực đóng mở van lớn. Cách khắc phục là thay thế lại cuộn coi khác hoặc thay van cho phù hợp với áp suất đang sử dụng. Van điện từ hoạt động đóng không kín Cần lưu ý kiểm tra những vấn đề sau
– Có thể do cặn bám dính,làm cho Piston chuyển động không thể nào hết được hành trình.
– Do mạch điện không ngắt,làm cho van chỉ mở. Cần kiểm tra lại phần mạch điều khiển van và chỉnh lại để khi có tín hiệu ngắt thì van được đóng lại bình thường.
Cuộn hút điện từ có nhiệt độ quá cao trong lúc hoạt động
– Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do cuộn hút hoạt động trong một thời gian dài và liên tục sẽ làm cuộn hút điện từ bị nóng lên,nhiệt quá cao sẽ dễ bị cháy. Cần phải kiểm tra thường xuyên và thay thế kịp thời.
Kiểm tra rơle điện.
Hầu hết các rơ le đều làm việc trên cùng một nguyên lý mặc dù số chân của rơ le có thể khác nhau ( rơle 4 chân,5 chân,v6 chân, 8 chân…). Vấn đề đối với một rơ le thực tế có thể là do nguồn, tiếp mass hoặc mạch điện kích hoạt để rơ le hoạt động.
Một rơ le rất dễ bị hỏng khi nhiệt độ của rơ le ấm hoặc nóng. Một rơle có thể được chia thành 2 phần riêng biệt.
+Phần đầu tiên của rơle dùng một cuộn dây như một nam châm điện để đóng mạch điện thứ cấp bên trong rơle. Cuộn dây thì hoạt động được là do một nguồn điện cung cấp (+) và tiếp mass(-) giống như một mạch điện bóng đèn.
+Phần thứ hai của rơ le là tiếp điểm ( công tắc) nó điều khiển dòng điện từ nguồn tới một phụ tải riêng biệt nào đó như nâng hạ hoặc di chuyển…Như vậy nếu kích hoạt cho cuộn dây rơ le hoạt động nó sẽ đóng tiếp điểm và cung cấp nguồn tới cho phụ tải hoạt động.
+Cuộn dây của rơle có thể được kích hoạt bằng tay ví dụ như: Khi ta bật công tắc nâng hạ nó sẽ kích hoạt rơ le điều khiển đánh lái cung cấp nguồn tới di chuyển hoạt động. Ví dụ : Nếu bạn kiểm tra rơle của di chuyển của xe, thì di chuyển phải hoạt động. Nếu như phụ tải mà rơ le điều khiển không hoạt động, trong trường hợp này rơ le không đóng ( Cần phải thay thế rơ le mới)
Kiểm tra contactor (Khởi động từ)
Công tắc tơ (khởi động từ) thiết bị này thường là vận hành khởi động mạch điện khởi động và mô tơ đề thực hiện chức năng cấp điện cho mô tơ hoạt động, do đóng mở liên tục, cần kiểm tra tiếp điểm đóng của contactor thường xuyên, nếu tiếp điểm kém cần thay ngay contactor mới. kiểm tra đường dây dẫn tới contactor phải đảm bảo truyền dẫn điện tốt, các ốc bắt phải được siết chặt.
Kiểm tra các công tắc giới hạn hành trình ở trên xe có hoạt động bình thường không. Ví dụ: Một công tắc hành trình giới hạn lên xuống, nếu có vấn đề lỗi xảy ra do công tắc hành trình xe có thể không lên được cần kiểm tra xem do lỗi của công tắc hành trình hay đứt dây nguồn cấp vào công tắc hành trình, nếu do lỗi của công tắc hành trình cần thay thế ngay, còn do đứt dây hoặc hỏng cần thay dây mới và siết chặt lại.
Kiểm tra bảo dưỡng mô tơ
Kiểm tra tình trạng đánh lửa ở hệ thống chổi than và cổ góp, nếu thấy chổi than kém cần thay thế ngay. Luôn làm vệ sinh sạch sẽ bên ngoài mô tơ, tránh bụi bẩn bám ở ngoài mô tơ gây gỉ sét làm mất mỹ quan của máy. Thường xuyên kiểm tra xiết chặt các bu lông, đai ốc và tra dầu mỡ để đảm bảo chất lượng.
Kiểm tra thường xuyên ốc bắt dây nguồn cấp điện vào mô tơ siết chặt và vệ sinh đầu cốt
Trên đây là những hướng dẫn bào dưỡng hệ thống điện xe nâng người. Để được tư vấn kỹ hơn về cách xử lý các tình huống với xe nâng người, quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0936.283.559. Xin cảm ơn