6 QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIỜ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ NĂM 2021

Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 có quy định thêm nhiều điểm mới về giờ làm việc của người lao động. 

Người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động về thời giờ làm việc

Theo khoản 2 điều 105 trong bộ luật lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc theo tuần. Tuy nhiên, tất cả những quy định đó cần phải thông qua để người lao động biết. 

Như vậy từ 1/1/2021 thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động về quy định thời gian làm việc

Lưu ý, hiện hành không quy định chi tiết về vấn đề này.

Không đặt mức giới hạn thời gian làm việc cho những công việc độc hại hay nặng nhọc

Thay vì quy định  thời gian làm việc không quá 6h trong 1 ngày đối với những người làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm như bộ luật 2012 thì bộ luật mới không đưa ra mức giới hạn mà quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đảm bảo giới hạn thời gian làm việc/ tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm  tại khoản 3 điều 105 bộ luật lao động 2019.

Bộ luật Lao động 2019 vẫn giữ nguyên thời gian làm việc bình thường như quy định hiện nay là không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động được Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện.

Tăng thời gian làm thêm lên 40 giờ / tháng

-Thời gian làm thêm giờ không quá 40 giờ/ 1 tháng. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định. Trong đó phải đảm người lao động không làm thêm quá 40 giờ/ 1 tháng

(Hiện hành quy định thời gian làm thêm giờ không quá 30 giờ/ tháng

Thêm trường hợp người lao động không được sử dụng lao động quá 300 giờ/1 năm

Thêm nhiều trường hợp người sử dụng lao động không được sử dụng người làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm.  Cụ thể, người sử dụng lao động được không  sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp như  Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng điện, điện tử, chế biến diêm nghiệp.

Không giới hạn số giờ làm thêm trong một số trường hợp 

Đây được coi là một điểm mới đáng chú ý của Bộ luật lao động năm 2019. 

Căn cứ quy định của Điều 108 BLLĐ 2019, trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm.

Đáng chú ý, hiện nay BLLĐ năm 2012 không cho người lao động quyền từ chối làm thêm giờ trong tình huống đặc biệt như: Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người trong phòng ngừa, khắc phục  thiên tai, hỏa hoạn,…

Với quy định mới tại BLLĐ năm 2019, người lao động có thể từ chối làm thêm giờ nếu thực hiện công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục thiên tại, dịch bệnh mà có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thêm nhiều công việc đặc biệt được quy định thời giờ làm việc riêng

So với Bộ Luật Lao Động năm 2012, Điều 116 BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm 4 trường hợp được quy định thời giờ làm việc riêng, đó là:

– Công việc tin học, công nghệ tin học;

– Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến;

– Thiết kế công nghiệp;

– Các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

Trên đây là những thông tin thay đổi trong bộ luật lao động 2019 ban hành và chính thức thi hành từ ngày 1/1/2021 bạn có thể tham khảo.

>>Xem thêm: 

10 trường hợp không cần xin giấy phép xây dựng từ năm 2021

Theo https://luatvietnam.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *