CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ MÓNG NÔNG

Có rất nhiều công trình sau khi đi vào sử dụng, người chủ mới có những phát sinh thay đổi công năng hay không gian bên trong công trình. Điều này đã khiến thay đổi tải trọng truyền xuống móng. Lúc này, những giải pháp gia cố móng là thật sự cần thiết để hệ kết cấu có thể chống chịu được với những thay đổi công năng phía trên.

Ngoài ra, Móng công trình là cấu kiến chịu tải trọng lớn nhất trong suốt thời gian dài. Vì vậy sẽ không có gì là quá bất ngờ nếu móng bị phá hoại trước thời gian dự kiến. Đặc biệt là những móng được đặt ở môi trường có độ ăn mòn cao hay những nơi có mạch nước ngầm. Vì vậy, việc gia cố móng là điều không thể tránh được.

Các phương pháp chung cho gia cố móng nông.

Chúng ta đều biết việc gia cố móng khó hơn rất nhiều so với việc thiết kế một công trình mới. Để lên được phương pháp gia cố móng nông thì cần hiểu được đặc điểm của từng công trình, biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến móng như cốt theo hay các điều kiện địa chất tại vị trí xây dựng công trình.

Dưới đây là một số phương pháp gia cố móng phổ biến hiện nay:

Gia cố móng bằng cách chèn vữa xi măng vào các vị trí bị hoại trên móng.

Mở rộng kích thước đáy móng trong trường hợp tải trọng của móng phải chịu tăng lên đáng kể.

Trong trường hợp tải trọng công trình tăng mà lớp đất nền dày và yếu và điều kiện thi công gặp nhiều khó khăn thì chọn phương pháp gia cố bằng cọc khoan nhồi. Đối với trường hợp lớp đất dưới nền móng cứng và điều kiện thi công không quá khó thì sử dụng phương pháp gia cố bằng cọc đúc sẵn.

Khi móng xuất hiện những hư hỏng nghiêm trọng thì thay thế một phần bản cánh móng.

Bổ sung lắp đặt thêm hệ thống đai nẹp hoặc kết cấu áo bọc gia cường mà không mở rộng kích thước đáy móng

Công trình sử dụng móng đơn mà có sự chênh lún lớn thì sử dụng phương pháp chuyển móng đơn thành móng băng. Nếu có sự thay đổi tải trọng đáng kể thì phương pháp này sẽ cần thêm một số thiết bị hỗ trợ khác

>>Xem thêm:

3 cơ sở tính toán chiều sâu chôn móng

Khi nào mới cần ép cọc bê tông

Phương pháp gia cố móng bằng cọc bê tông.

Trước đây, các công trình nhà dân dụng hay xây dựng công nghiệp thường được xây bằng đá hộc, bê tông hoặc gạch nung. Sau thời gian dài sử dụng, những vật liệu này bị phá hoại bởi các tác nhân như nước ngầm, nhiệt độ…Trong trường hợp này, nhiều vị trí trên mặt móng xuất hiện những lỗ hổng.

Khi vết nứt xuất hiện ở phần đáy móng, móng sẽ được gia cố bằng cách đặt dầm bê tông dưới đáy móng. Sau đó toàn bộ móng sẽ được bọc bê tông thành khối thống nhất với dầm móng. Tùy thuộc vào mức độ tăng tải trọng mà móng sẽ được gia cố liên tục hoặc cục bộ.

Gia cố móng bằng áo bọc bê tông có thể thực hiện mà không nhất thiết phải tăng diện tích chịu tải ở đáy móng, kể cả khi đất nền không có cường độ tương xứng, móng bị phá huỷ một phần hoặc tải trọng xuống móng tăng đáng kể trong quá trình cải tạo. Hình (3.a) là giải pháp bọc áo bê tông cho phần trên của móng, điều này làm tăng khả năng chịu tải phân bố cho cánh móng mà không làm tăng kích thước đáy móng. Trong khi hình (3.b) là giải pháp gia cố móng đồng thời mở rộng đáy móng. Hình 4 là phương pháp gia cố cho móng đơn.

cac phuong phap gia co mong nong

Hình 1: Giải pháp gia cố móng băng; 1- Móng; 2- Dầm BTCT;

3- Áo bọc BTCT; 4- Tường công trình; 5- Dầm thép ngang;

6- Bê tông toàn khối[1]

 

cac phuong phap gia co mong nong 1

Hình 2: Tải trọng truyền qua dầm dọc và dầm ngang 

cac phuong phap gia co mong nong 23

Hình 3: a) Giải pháp gia cố móng không mở rộng đáy móng

1- Bu lông; 2-Lưới thép hàn; 3- Kết cấu áo bọcb) Giải pháp gia cố móng có mở rộng đáy móng       

1- Móng; 2- Kết cấu bọc gia cường; 3- Tường móng

 

cac phuong phap gia co mong nong 4

Hình 4: Giải pháp gia cố móng đơn

1- Móng; 2- Kết cấu áo bọc; 3- Cột; 4- Cốt thép

 

Lưu ý việc gia cố móng bằng áo bọc bê tông, không phải lúc nào ta cũng có thể đảm bảo chất lượng liên kết giữa bê tông cũ và bê tông mới. Chính vì vậy, để khắc phục được vấn đề này thì chúng ta có thể sử dụng các biện pháp như: trát vừa xi măng tươi lên mặt nhám của móng cũ, đập bỏ lớp bê tông bảo vệ và hàn các râu thép, bu lông neo hoặc cấu kiện khác vào móng cũ…

Giải pháp gia cố móng bằng cách mở rộng đáy móng

Bạn có thể gia cố móng nông bằng cách mở rộng đáy móng đồng thời tăng chiều sâu chôn móng và thêm các kết cấu chống đỡ phía dưới móng cũ để tăng chiều sâu chôn móng. Người ta đặt thêm bản bê tông cốt thép ở phía dưới móng cũ. Giải pháp này không làm thay đổi chiều sâu chôn móng mà vẫn tăng được khả năng chịu lực cho móng. Đất dưới móng cũ được đào cục bộ 1-2m và bản bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ được bố trí thêm trong những hố đào này (Hình 5).

cac phuong phap gia co mong nong 5

  Hình 5: Những giải pháp khác nhau để mở rộng đáy móng

   1- Móng; 2- Cột; 3- Hố đào; 4- Tường; 5- Bản BTCT; 6- Cốt thép 

Sau khi thi công xong phần bản gia cố, đất dưới đáy móng được nén chặt bởi kết cấu móng mới, khoảng trống còn lại trong hố đào được lấp đầy bằng bê tông đầm chặt. Trong một số trường hợp để tránh nguy hiểm, người ta phải làm giảm tải trọng xuống móng trong quá trình cải tạo bằng cách lắp đặt thêm hệ chống đỡ tạm thời hoặc cừ thép.

>>Xem thêm:

Dịch vụ cho thuê xe nâng người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *